Bạn đã từng nghe đến loại cây nào có tên độc đáo như cây Sơn Tùng chưa? Nếu chưa thì ngay bây giờ Vinaxanh sẽ kể cho bạn nghe về những bí mật đặc biệt của loại cây này nhé!
Đặc biệt là mùa giáng sinh đang đến gần, bạn sẽ càng thấy nó xuất hiện nhiều hơn bởi hình dạng của cây Sơn Tùng cũng giống như một cây thông thu nhỏ vậy!
1. Đặc điểm đặc trưng của cây Sơn Tùng
Tên gọi khác: Tùng búp, Tùng núi
Tên khoa học: Chamaecyparis lawsoniana ”Ellwoodii” / Pemphis Acidula
Thuộc họ: Cây lá kim
Nguồn gốc: Có từ các nước Châu Á
Sơn tùng có kiểu dáng chủ yếu của nó là hình tháp nhọn được bao phủ xung quanh là lớp lá xanh tươi, cứng cỏi. Đây là loại cây phát triển chậm nên kích thước của cây thường không quá lớn.
Cây có chiều cao khoảng từ 30 – 60cm (có thể cao đến 1m). Chính vì thế, có thể bạn đã bắt gặp cây Sơn tùng đa kiểu dáng được trang trí ở rất nhiều nơi rồi đấy.
Điều kiện sống: ưa nắng, cây không chịu được bóng râm hoặc bị ngập úng nên cần có đất tơi xốp, thoáng khí.
Đặc tính: ít bị sâu bệnh, thân cây chắc dẻo nên được các nghệ nhân nhà vườn sử dụng để làm thành các cây bonsai, tạo nên nhiều hình dáng bắt mắt.
2. Ý nghĩa, công dụng của cây Sơn Tùng
Cây Sơn tùng là một trong những loại cây mà chúng ta rất dễ bắt gặp trong các khu công viên cây xanh hay các không gian công cộng trong thành phố. Ngoài ra, nó còn rất phù hợp để trang trí trong các quầy tiếp tân hoặc tạo thêm sắc xanh bằng việc trồng ở những chiếc bồn trên ban công, nơi đón được các tia nắng ban mai rọi vào.
Nhắc đến công dụng trang trí của cây Sơn tùng thì cũng không thể bỏ qua được vào mỗi mùa giáng sinh, bởi kiểu dáng khá giống với cây thông Noel nên cây Sơn tùng cũng ngày càng được sử dụng phổ biến, đa năng thay cho cây thông cao lớn, có phần hơi bất tiện nếu đặt tại các không gian có diện tích khiêm tốn.
Đặc biệt, loại cây này còn có khả năng góp phần mang lại không khí trong lành, thanh lọc những bụi bẩn xung quanh.
3. Hướng dẫn chăm sóc và nhân giống cây Sơn tùng
Xã hội hiện đại, con người ngày càng bị cuốn theo những bộn bề của công việc nhưng đôi lúc bạn lại bỏ quên bao vẻ đẹp giản đơn của cảnh vật xung quanh. Một trong những cách có thể giúp bạn thư giãn là tìm đến một niềm vui mới như chăm sóc một vài chậu cây cảnh mà bạn yêu thích. Cây Sơn tùng hoàn toàn có thể đồng hành với bạn dù có dùng trong trang trí nội thất hay ngoại thất.
Cách chăm sóc cây Sơn tùng
Sơn tùng là một loại cây ưa nắng, những tán lá kim xanh rì kia chính là kết quả của quá trình quang hợp ánh sáng từ tự nhiên. Ta nên đặt chúng ở những nơi có nhiều nắng, việc hấp thụ ánh sáng mặt trời sẽ giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Chính bởi vậy, những cây Sơn tùng thường được trồng làm cây ngoại thất, cây công trình,… hay để trang trí ngoài sân vườn, văn phòng, các công trình đô thị, công viên hoặc trồng ở các con đường lớn.
Tuy nhiên nếu bạn muốn trưng dụng những chậu Sơn tùng nhỏ xinh trong nhà thì cũng đừng quá lo lắng, bởi cây Sơn tùng có lá dạng kim nên cũng có thể sống được ở những nơi có khí hậu lạnh và ít nắng. Mặc dù vậy, điều này cũng sẽ hạn chế sự phát triển toàn diện cho cây, khiến cho lá cây kém xanh hơn so với những cây được hưởng ánh sáng ngoài trời.
Vậy làm sao để giúp người trồng vừa thỏa mãn được nhu cầu sử dụng cây làm đồ nội thất trang trí trong nhà mà cây vẫn phát triển xanh tốt? Thật đơn giản nếu bạn làm theo hướng dẫn đó là: mỗi tuần nên mang cây ra ngoài 1-2 lần, đặt dưới nắng khoảng 2 giờ đồng hồ rồi mang vào; thêm nữa là nhớ tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, hoặc 2 ngày một lần nhưng với lượng rất ít, chỉ cần tưới trên những cành lá là đủ, không được để cây ngập úng hoặc trồng ở điều kiện không thoát nước được.
Mặc dù Sơn tùng là cây không có nhu cầu sử dụng nhiều nước nhưng nếu bạn không cung cấp nước thường xuyên và đều đặn thì cây cũng sẽ dễ bị khô héo. Ngoài ra, chúng ta cũng không được quên quan tâm đến nguồn dinh dưỡng nuôi cây trong đất trồng. Loại cây nào muốn sinh trưởng tốt cũng cần có chất đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp và màu mỡ. Muốn vậy, hàng tháng chúng ta phải bón thêm phân hữu cơ hoặc phân hóa học vào đất cho cây.
Cách nhân giống cây Sơn tùng
Có thể nhân giống cây Sơn tùng bằng 2 cách cơ bản đó là giâm cành và chiết cành. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia trồng cây lâu năm thì việc chiết cành được cho là phương thức hiệu quả nhất. Mặc dù thời gian lâu hơn nhưng khả năng thành công lên tới 80%, còn thực hiện bằng cách giâm cành tuy không hiệu quả bằng chiết nhưng cho ra thành phẩm với thời gian nhanh hơn cùng số lượng nhiều hơn.
Giáng sinh sắp gõ cửa nhà bạn rồi, bạn đã có ý tưởng trang trí mới lạ, độc đáo gì thay cho cây thông Noel truyền thống chưa? Với bao đặc tính đa năng của cây Sơn tùng đã giới thiệu ở trên cùng một số biện pháp chăm sóc hữu hiệu thì bạn còn chần chừ gì mà không nhanh tay tìm đến Vinaxanh để rinh ngay một em Sơn tùng đẹp nhất để mừng lễ Noel thêm sắc màu đi nào. Ngoài ra, việc mua một cây Sơn tùng để làm quà tặng cho người thân, đồng nghiệp hay bạn bè có cùng niềm yêu thích cây cảnh để tăng thêm sự gắn kết cho các mối quan hệ của bạn thì cũng là một ý tưởng tuyệt vời đúng không nào?