Để duy trì Một bãi cỏ xanh tốt cần đòi hỏi bạn phải chăm sóc, cắt tỉa, cung cấp dinh dưỡng và cũng như kiểm tra tình trạng của cỏ thường xuyên.
Kiểm tra sâu bệnh: Có các loại bênh cơ bản thường gặp trên cỏ dại như: bệnh gỉ sắt, bệnh đỏ lá, bệnh mốc trắng,… thường thấy ở mắt thường. Các loại ấu trùng của bọ cánh cứng, kiến, mối, chuột, giun đùn cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của thảm cỏ, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra loại gây hại nào để có biện pháp đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho thảm cỏ.
Vệ sinh: Làm sạch lá vàng, rác trên cỏ. Đây là công việc đơn giản nhưng không thể thiếu sẽ thật tệ khi thảm cỏ xanh của chúng ta đầy rác, lá vàng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khống chế sự phát triển của cỏ dại.
Nhổ cỏ dại: Định kỳ 2 lần/tháng, quan sát cỏ dại cao khoảng 5cm thì làm sạch không để quá cao cỏ dại sẽ ăn hết dinh dưỡng và khó làm. Mùa nắng cỏ phát triển chậm có thể làm cỏ dại 1 lần/tháng.
Tưới nước: Mùa mưa cỏ phát triển nhanh, mùa khô cỏ phát triển chậm, cần điều chỉnh lượng nước tưới và thời gian tưới phù hợp để duy trì độ ẩm cho thảm cỏ phát triển tốt.
Cắt cỏ: Cắt phẳng cỏ theo tiêu chuẩn độ cao 1 lần/ tháng, cắt duy trì 2 lần, lần thứ 3 sẽ cắt đau (độ cao 1-2cm) để cải tạo.
Chặn cỏ vỉa: Sau khi cắt cỏ xong tiến hành chặn cỏ, tạo rãnh từ 5-7cm, chạy song song liên tục với mép đường hoặc vỉa cỏ, thẳng góc với mặt phẳng bãi cỏ.
Bón phân: Bón phân ngay sau khi cắt cỏ, rải đều lúc sáng sớm hoặc chiều mát, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cỏ bằng phân NPK + TE lượng bón 100kg NPK/ha, để giữ thảm cỏ luôn xanh phục hồi nhanh bổ sung thêm đạm với lượng bón 3 kg/sào. Không được sử dụng phân khi cỏ vừa ra lá non sẽ làm cháy lá cỏ và bón phân kết hợp tưới nước ngay.
Phun thuốc BVTV: Sâu ăn lá, bệnh rỉ sắt hay gặp ở cỏ nhật vào mùa đông, cần phát hiện kịp thời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng liều lượng, đúng thời điểm.
Một số hình ảnh thảm cỏ do Vina Xanh trồng và chăm sóc tại Khu Đô Thị Vạn Phúc – Thủ Đức