Cây trầu bà là loại cây cảnh được ưa chuộng bởi đặc tính dễ trồng, phát triển nhanh chống. Nhân giống cây trầu bà xanh khá dễ dàng chỉ cần hiều được đặc tính sinh trưởng của cây và một số dụng cụ cơ bản là bạn hoàn toàn có thể tự nhân giống cây tại nhà. Hãy cùng Vina Xanh tìm hiểu đặc tính của Trầu bà xanh và phương pháp nhân giống cây nhé.Trầu bà leo
1. Đặc điểm của Trầu bà xanh
Nội dung chính
Cây trầu bà là một loài cây dây leo thân mềm, thường bò dài hoặc buông trên các chậu treo trên giàn, trên ban công, cửa sổ,…
Lá cây trầu bà có hình dáng tựa như hình trái tim. Hoa của cây trầu bà có hình dạng khá giống với lá, cuống hoa ngắn.
Rễ cây dài, màu trắng, không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây.
2. Điều kiện sinh trưởng của trầu bà xanh
Ánh sáng: cây ưa bóng, râm mát, nơi có ánh sáng tự nhiên, vì vậy thích hợp trồng ở nơi có cường độ áng sáng trung bình.
Nhiệt độ: sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 15oC – 30oC. Cây không chịu được lạnh nên cần đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 8oC nếu gặp trời lạnh.
Lượng nước: là cây có nhu cầu nước cao, ưa ẩm, không chịu được hạn, nên cần tưới nước 1 lần/ngày. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước gây ra úng ngập, khiến cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
3. Phương pháp nhân giống trầu bà xanh
Trước khi tiến hành nhân giống, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Cây giống: bạn cần một cây giống phải khỏe mạnh, xanh tốt và không bị sâu bệnh.
- Chậu trồng: Nếu trồng đất thì bạn có thể sử dụng chậu nhựa, chậu sứ. Nếu trồng thủy sinh thì dùng lọ thủy tinh.
- Đất trồng: Chuẩn bị đất trồng đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và sạch mầm bệnh. Hoặc dung dịch dinh dưỡng nếu trồng thủy canh.
- Các dụng cụ khác: dao, kéo,…
3.1 Nhân giống từ nhánh
Chọn nhánh trầu bà khỏe mạnh, có thân và lá phát triển tốt. Dùng kéo sắc cắt dứt khoát đoạn giữa 2 mắt lá. Tiếp theo, tỉa bớt những lá ở gần đoạn cắt. Sau đó bạn có trể trực tiếp mang đi giâm trực tiếp vào trong lọ nước mà không cần đợi vết cắt khô. Khoảng 7 – 10 ngày sau, khi rễ bắt đầu mọc dài thì có thể đem nhánh trầu bà đi trồng.
3.2 Nhân giống từ lá
Để cách nhân giống từ mắt lá hiệu quả, bạn phải chọn các nhánh trầu bà khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Bạn cắt nhánh đã chọn thành nhiều khúc nhỏ sao cho mỗi khúc chứa 1 mắt lá. Bước tiếp theo, bạn ngâm các mắt lá vào nước để kích thích mọc rễ. Sau khoảng 1 – 2 tuần, quan sát thấy nách lá mọc ra rễ mới và chồi non thì có thể đem trồng.
4. Chăm sóc cây sau khi nhân giống
Sau khi nhân giống cây trầu bà, bạn không cần tốn quá nhiều công để chăm sóc. Chỉ cần đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên khoảng 50%, tránh ánh nắng gay gắt. Kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm như đã nêu trên là nhánh cây hoặc mắt lá có thể phát triển thuận lợi. Thường xuyên kiểm tra để quan sát sự phát triển của rễ và chồi non.
Trên đây là đặc điểm và phương pháp nhân giống cây trầu bà phổ biến hiện nay. Chúc bạn nhân giống thành công để sở hữu những chậu cây trầu bà xanh tốt, làm đẹp không gian xung quanh mình.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN VINA XANH
MST: 0312729006
Địa chỉ: 17/2A17/10, KP2, Đường Ụ Ghe, P.Tam Phú, TP.Thủ Đức, TP. HCM
Hotline kỹ thuật: 0962.19.00.19
Hotline kinh doanh: 0703.511.511
Email: chuthucayxanh@gmail.com
Hotline: 02866502626 – 0915.138.622