Cây trầu bà còn gọi là trầu bà vàng hay vạn niên thanh leo được nhiều người chơi cây thủy sinh yêu thích nhờ khả năng thanh lọc không khí, mang đến tài lộc phong thủy. Trầu bà là giống cây cảnh dễ trồng, lớn nhanh, không cần dành quá nhiều công chăm sóc và có khá nhiều loại. Có thể kể tới các loại cây trầu bà hay gặp như cây trầu bà lá xẻ, trầu bà đế vương đỏ, đế vương xanh, thời gian gần đây còn xuất hiện cả trầu bà đột biến.…Trong bài viết này, hãy cùng Vina Xanh tìm hiểu cách trồng và chăm sóc trầu bà cũng như những cây hợp với tuổi nào, tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây trang trí nội thất này nhé.

1 Cây trầu bà là cây gì?

Trầu bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), là một loài thực vật có hoa. Các tên khác như Trầu Ba Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ cây trầu bà.

Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn goi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên.

Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Ngoài ra đây là cây thủy sinh ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ, vì vậy cũng có thể trồng trong chậu nước.

Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp.

2 Các loại cây trầu bà

  • Cây trầu bà đế vương đỏ

  • Trầu bà đế vương xanh

  • Trầu bà đế vương vàng

Cây Trầu Bà Đế Vương Vàng

  • Trầu bà vàng

  • Trầu bà trắng

  • Trầu bà lá rách/ Trầu bà lỗ

  • Trầu bà Nam Mỹ

  • Trầu bà cẩm thạch/ Cây trầu bà sữa

  • Trầu bà thanh xuân

2 Ý nghĩa cây trầu bà

Trầu bà có rất nhiều ý nghĩa, ngoài giá trị làm đẹp và tốt cho sức khỏe, người ta còn quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình thì cây trầu bà xanh tốt, dễ sinh sôi phát triển mà không cần đến sự chăm sóc quá nhiều. Bởi vậy mà cây bonsai này mang ý nghĩa là sự sinh sôi, phát triển của thịnh vượng, tiền bạc, may mắn của gia chủ

Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, sẽ giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi mà không gặp phải trở ngại gì. Hình ảnh trầu bà cũng được cho là có thể tránh vận xui và đem đến nhiều may mắn trong cuộc sống.

Niềm tin này đã được nhiều người tin tưởng, do đó, nó xuất hiện trong nhiều ngôi nhà, bàn làm việc và cả văn phòng công ty.

3 Cây trầu bà hợp mệnh gì?

Là cây cảnh hợp với mọi mệnh và không kiêng kỵ với mệnh nào. Trong tất cả các mệnh thì cây trầu bà phong thủy hợp nhất là mệnh Mộc. Đây là những người có tính phóng khoáng, tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường dễ tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.

Do đó, một chậu cây trầu bà trên bàn làm việc hay trong phòng ngủ  sẽ giúp hạn chế nhược điểm đó, giúp họ lí trí, tỉnh táo hơn và không mắc sai lầm.

3 Cây trầu bà có tác dụng gì?

Ngoài là một cây cảnh trang trí nội thất hiệu quả, trầu bà còn có 2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe đó là thanh lọc không khí và trị bệnh thận trong Đông Y (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam).  Cùng với cây kim tiền, các loại trầu bà  thủy sinh là những giống cây cảnh trồng trong nhà mang lại không khí trong lành.

Trong phòng 10 m2 thì nên có 1 đến 2 cây trầu bà có hiệu quả thanh lọc không khí, giúp cho chúng ta thoải mái, thư giãn hơn. Môt số loại khí độc, chất độc mà cây có thể hút được đó chính là các khí benzene, bức xạ của các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi…..

4 Cách trồng cây trầu bà

Như đã nói, trầu bà là loại thực vật dễ sinh trưởng, dễ trồng, không đòi hỏi bạn phải khéo léo hay dành quá nhiều công chăm sóc. Bạn có thể dễ dàng trồng được những cây trầu bà tươi tốt trong chậu treo để làm nội thất trong nhà hay sân vườn.

Có thể nhân giống cây trầu bà bằng cách cắt cành và giâm xuống đất. Thao tác này khá đơn giản và nhanh chóng, bạn nên lựa chọn các cành mập và khỏe để giâm.

Bạn cắt đoạn cành trầu bà khoảng 5-10cm có chứa phần đốt rễ, để khô phần gốc cắt một chút rồi giâm vào đất ẩm. Lưu ý là để nơi bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Thời gian tốt nhất để giâm cành mới cho dây trầu bà leo là mùa xuân và mùa hè. Sau khi giâm, 2-3 ngày bạn tưới nước 1 lần, tưới dạng phun sương nhẹ chứ không xối nhiều vào cành giâm.

Còn cách trồng trong nước hay trồng trong hồ cá thì sao? Bạn sẽ phải cắt một đoạn cây khoảng 10-20cm có chứa phần rễ và lá. Bạn rửa sạch rễ rồi để trong bình thủy sinh là được. Vẫn một chú ý là để cây nơi thoáng mát, tránh ánh nắng để cây ra nhánh dây mới.

5 Cách chăm sóc cây trầu bà

  • Về đất trồng, bạn nên sử dụng loại đất xốp, ẩm, không giữ nước. Để tăng độ tơi xốp cho đất, bạn nên trộn thêm sỉ than nghiền vụn, than củi hoặc mùn trấu ủ mục.
  • Trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ môi trường. Người trồng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này có thể gặp hiện tượng cây bị vàng lá. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 15 độ C đến 26 độ C.
  • Nên tưới nước vào thời điểm nào cũng là câu hỏi mà người chơi trầu bà băn khoăn. Nếu trồng trong nhà, một tuần bạn chỉ nên tưới nước 2 đến 3 lần là đủ.
  • Cách thay nước nếu cây trầu bà trồng trong nước cũng rất đơn giản. Khi thấy cạn nước, bạn lại tiếp tục đổ thêm nước mới, chú ý xem nước có đục hay không, nếu có thì thay nước mới cho cây.

Trên đây là những thông tin về cây trầu bà, tác dụng, ý nghĩa, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đúng nhất. Cây trầu bà là loại cây nên có trong mỗi căn nhà, phòng làm việc để giúp đem lại không khí , thu hút vượng khí, tăng sự may mắn cho gia chủ.