1 Về cây cọ bạc, kè bạc
Cây Cọ bạc có tên gọi phổ thông khác là cây Kè bạc. Tên khoa học là Bismarchick nobilis thuộc họ thực vật Arecaceae ( họ cau). Có nguồn gốc, xuất xứ từ Madagasca, ở Việt Nam chủ yếu cây phân bố ở miền Nam.
Với dáng vẻ độc đáo của những cây cọ bạc, chúng có thể được trưng bày một mình nơi có không gian thoáng mát, rộng rải, như ở các sảnh đường, khách sạn, các trung tâm, cửa hàng mua bán cây cảnh lớn và được sắp xếp với các cây cảnh khác một cách hài hòa.
Cây Cọ bạc là cây thân trụ ngắn, lớn có màu bạc. Tán lá mọc đối xứng gồm bẹ lá dài, có cuống lá dài khoảng 2 mét, phiến lá gần tròn, đường kính khoảng 1 mét, chia thùy sâu thành các mũi nhọn, cứng thẳng, màu xanh bạc, lá cọ có hình quạt.
Thời gian sinh trưởng của mỗi bẹ lá thường kéo dài, đây là loại cây quý nhập nội hiện nay được trồng phổ biến khắp cả nước. Cụm hoa đơn tính cùng gốc, mọc ra từ nách lá, hoa cái có hình cầu màu xanh, hoa đực nằm trên bông hình trụ dài màu nâu đỏ. Quả hình cầu màu lục.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây Cọ bạc chậm. Trong điều kiện tự nhiên cây Cọ bạc thường mọc rất cao, nhưng nhìn chung chúng phát triển độ cao chậm, có thể duy trì độ cao đó trong nhiều năm. Là cây ưa nhiệt, chịu hạn tốt, cây đòi hỏi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đầy đủ với độ bao phủ trong phạm vi rộng, chịu được đất thoát nước tốt.
Sự tăng trưởng cảu cây sẽ được cải thiện hơn nhiều nếu cung cấp nước đầy đủ và bòn phân hợp lý trong những tháng nóng nhất. Mặt khác , so với độ lớn của cây thì cây họ cọ cảnh này là một trong số rất ít loại cây có thể phát triển trong chậu cảnh quá nhỏ.
Khi cây còn nhỏ, cần đặt cây ở nơi có bóng râm mát, cây có thể chịu ở những nơi thiếu ánh sáng nhưng sẽ không hát triển tốt. Giống với những loại cây khác, cây cọ bạc cảnh không chịu được sự khô hạn và nhiệt độ thay đổi quá đột ngột.
Cây mọc khỏe nhất vào giai doạn mà rễ cây đã mọc đầy chậu, nếu không cần thiết thì không nên thay chậu cho cây trong lúc này. Đất trồng được pha trộn cùng với đất thịt và bên dưới cần có những chất hỗ trợ rút nước tốt cho cây.
Vào mùa khô cần tưới nước nhiều cho cây, nhưng với nhiệt độ thấp thì không nên tưới liên tục mà cần phải để cho đất ráo nước hẳn sau đó mới tưới tiếp đợt sau. Nên bón phân đều đặn và giữ một độ ẩm cao cho cây khi vào mùa kho hạn bằng cách phun sương trên lá, tiến hành lau sạch bui bám trên lá bằng một khăn vải mềm, ướt.
Cây cọ bạc có khả năng làm sạch không khí, có tác dụng tích cực với hệ hô hấp của con người, đặc biệt là với những người bị hen xuyễn và bệnh tim.
Nên trồng cây ngay sau khi bứng cây lên như vậy cây cọ bạc sẽ nhanh chóng phục hồi bộ rễ và không bị mất sức. Khi bứng cây cần dùng dụng cụ chuyên dụng cắt bộ rễ cọ liền mặt để đảm bảo không làm hư tổn bộ rễ.
Giữ đất xung quanh luôn được ẩm, tưới nước hằng ngày cho cây sau hai tuần đầu tiên sau khi trồng bằng cách để vòi nước chảy nhỏ giọt, chậm ở gốc. Sau đó giảm lượng tưới nước xuống còn từ 2 – 3 lần trên một tuần, vào buổi sáng hay buổi chiều, tránh tưới vào buổi trưa nắng.
bón phân cho cây 2 – 3 tháng sau trồng, bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế, phân xanh mục… để tạo độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ, giúp cây phát triển nhanh hơn.
Cây cọ bạc thường bị các loại bọ xanh, bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy, nhện… tấn công làm giảm sức sống của cây. Vì vậy nên sử dụng thuốc BVTV với liều lượng vừa phải để trị các loại bọ cánh cứng, rệp, rầy cho cây.