Hiện nay, do quá trình lai tạo để cây thích nghi với từng nơi trên thế giới nên có rất nhiều giống cây phong lá đỏ với những đặc điểm hình thái khác nhau. Có 3 nhóm chính được phân như sau:
- Nhóm Dissectum : lá màu đậm có 5 – 9 thùy và có hình răng cưa
- Nhóm Palmatum : lá có khoảng 5 – 7 thùy
- Nhóm Linearilobum: lá có 5 thùy nhưng có 1 thùy dài, mảnh.
Đặc điểm của cây thông lá đỏ
Cây phong lá đỏ là một loài cây thân gỗ, thân cây khi non và già có sự khác biệt nhau. Kích thước trung bình của một cây trưởng thành có thể cao tới 15m. Vỏ cây khi còn non khá mịn và có màu xám trắng; những cây được trồng càng lâu năm thì vỏ cây trở nên xù xì và sẫm màu hơn, thậm chí xuất hiện vảy ở bề mặt vỏ. Cành cây lá phong đỏ khá to chứ không hề nhỏ bé, mảnh mai và có màu đỏ tươi hoặc màu tối.
Lá phong đỏ có 3 thùy tạo những răng cưa nhỏ, nhìn lá giống như hình tim. Khoảng thời gian lá mới ra sẽ có màu đỏ, đến khi lá già sẽ có màu xanh sẫm và dần héo lại. Vào mùa đông, rừng phong lá đỏ sẽ chuyển thành màu cam hoặc màu đỏ và đây cũng chính là thời điểm cây rụng lá.
Chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò về hình ảnh cây phong lá đỏ khi nở hoa. Hoa cây phong mọc thành chùm và rủ xuống dưới, có màu cam hoặc màu đỏ. Có một điều đặc biệt là cây phong lá đỏ không chỉ có đủ hai loại hoa đực và hoa cái mà còn có những cây chỉ có hoa đực hoặc những cây chỉ có hoa cái.
Quả phong lá đỏ thường được mọc trong các cụm trên thân cây. Vào khoảng cuối hè tức tức cuối hoặc đầu tháng 6, quả sẽ chín. Với những cây lâu năm khoảng 4 năm tuổi, những hạt phong có màu đỏ sẽ được sử dụng làm giống.
Cây phong Nhật Bản nay du nhập thành cây phong lá đỏ ở Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng. Khoảnh khắc thay lá giao mùa ở phong lá đỏ sẽ tạo nên một không gian lãng mạn, quyến rũ.
Ý nghĩa của cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ là loại cây cảnh đẹp có ý nghĩa phong thủy tốt lành, tích cực cho gia chủ. Cây đem lại nhiều sự may mắn và vượng khí, tài lộc đến cho những ai có sở hữu trồng. Nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ra, cây được xem là biểu tượng đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới, và đặc biệt nhất là tại các nước Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Cây Phong Lá Đỏ hợp mệnh gì? Trong phong thủy, theo ngũ hành, phong lá đỏ sẽ rất phù hợp với những người thuộc mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Với những mệnh này, cây phong đỏ trở thành bùa hộ mệnh vô cùng may mắn, giúp cải thiện phong thủy. Cây mang đến vượng khí giúp người trồng. bình yên, sức khỏe dồi dào. Đồng thời, phong lá đỏ cũng đem lại sự may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Tác dụng của cây phong lá đỏ
Có nhiều kiểu cây phong lá đỏ khác nhau nên tùy theo đặc điểm mà có những công dụng trang trí khác nhau. Cây là loại cây bóng mát với tán tỏa rộng và màu sắc của lá, hoa nổi bật có tác dụng làm điểm nhấn cho cảnh quan và tạo một không gian thoáng mát, trong lành, rực rỡ. Cây có thể được trồng tập trung thành những dãy thẳng tắp ở những con đường đẹp, hay thậm chí là rừng phong lá đỏ đẹp nổi bật, là địa điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn.
Cây phong đỏ còn được trồng trong chậu thành cây kiểng lá đỏ trang trí hiên nhà, sân vườn, lối ra vào, nhà hàng, quán cà phê,… Không những thế, với thân cành, bộ rễ, lá, dáng thế đẹp và dễ tạo hình nên các nghệ nhân có thể tạo thành cây phong lá đỏ bonsai. Những bonsai cây phong lá đỏ này rất nghệ thuật, là một trong những mẫu cây bonsai được giới cây cảnh vô cùng yêu thích.
Những cây phong lá đỏ mini được sử dụng để trang trí trong nhà ở nhiều vị trí khác nhau như cây phong lá đỏ để bàn học, bàn làm việc, bàn bếp, bàn phòng khách, kệ tủ,…
Ngoài ra, gỗ cây phong rất cứng, chắc chắn và thường ít mối mọt nên được ưa chuộng sử dụng làm nguyên vật liệu làm các đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ gỗ nội thất.
Cách trồng cây phong lá đỏ
Bạn thắc mắc cây phong lá đỏ có trồng được ở Việt Nam không? Câu trả lời là có, bởi cây phong lá đỏ là loại cây ngoại nhập, đã được lai tạo sao cho phù hợp với điều kiện môi trường và thời tiết Việt Nam. Cây được trồng theo hai cách đơn giản và phổ biến, đó là gieo từ hạt và cắt mầm từ gốc cây.
Theo cách gieo từ hạt giống, trước hết cần chọn những loại hạt giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và phải từ những cây có độ tuổi tối thiểu từ 4 năm trở lên. Tiến hành ngâm hạt giống đã lựa chọn ở trong nước nóng từ khoảng 24 – 48h sau đó cho vào ngăn làm mát với thời gian khoảng 3 tháng sau lấy ra gieo. Thời gian gieo hạt giống cây phong lá đỏ tốt nhất và vào mùa thu. Cây phong phát triển từ hạt giống có thể cao tới 4 – 5m.
Phương pháp cắt mầm từ gốc sẽ nhân giống được cây phong lá đỏ có đặc điểm phát triển tốt nhưng không thể cao giống như cây gieo từ hạt mà chỉ đạt từ khoảng 2,5 – 3m.
Khi trồng cây, cần chú ý chuẩn bị đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Tuy cần phải đào hố sâu để đất giữ rễ, nhưng cây cần được trồng cao hơn mặt đất khoảng 20 – 25cm để tránh rễ cây không bị úng nước.
Cách chăm sóc
Cây lá phong đỏ ở Việt Nam được đánh giá là cách chăm sóc khá đơn giản và không quá tốn nhiều thời gian, công sức. Một số điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc cây phong ở Việt Nam như sau:
Ánh sáng
Cần phải trồng cây phong lá đỏ ở những nơi có ánh sáng và nhiệt độ vừa đủ, thông thoáng và gió không quá mạnh. Bởi đây là loại cây không ưa nắng gắt và gió mạnh, có thể sống trong một phần bóng râm. Nếu không muốn cây bị tổn thương hay bị mất nước thì cần chú ý những điều trên. Và khi vào mùa hè, cây nên được che nắng hoặc được đặt ở nơi có vị trí nắng nhẹ, nắng nửa ngày.
Nhiệt độ, độ ẩm
Phong lá đỏ là cây ưa mát, chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 16 – 25 độ C. Đây là loại cây ưa ẩm trung bình nên phải tạo độ thông thoáng cho đất và chú ý độ ẩm vào mùa khô hoặc mùa mưa.
Nước
Cần chú ý lượng nước tưới vừa đủ để tránh cây bị khô héo hay ngập úng. Vào mùa khô hay thời tiết nắng nóng thì có thể phủ một lớp bèo lục bình quanh gốc cây để giữ ẩm, đồng thời tăng cường lượng nước tưới.
Phân bón
Cây phong lá đỏ là loại cây cần nhiều dinh dưỡng, nhưng không nên bón quá nhiều khiến cây bị sốc phân. Thời gian cần bón phân thường xuyên là trong khoảng 3 năm đầu, khi đó là lúc cây đang phát triển hoàn thiện hệ thống hễ. Thời điểm thích hợp nhất để bón phân là từ giữa tháng 2.
Chú ý thay chậu cho cây để cây phát triển tốt, nhất là vào tháng 3, và không nên thay vào thời gian cây bắt đầu rụng tức là màu thu.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Vấn đề đau đầu nhất khi chăm sóc cây phong lá đỏ là phòng chống sâu bệnh cho cây. Phong lá đỏ thường bị sâu hại bởi các loại côn trùng như rệp, sên, nhện ve,… Ốc sên thường ăn phá hoại lá cây phong vào các buổi tối, những con rệp nhỏ xíu ký sinh hút dinh dưỡng từ cây và chúng có thể thay đổi màu sắc giống cây mà chúng đang ký sinh. Nhện ve khiến lá xuất hiện những đốm nhỏ mờ mờ. Cần lưu ý phun thuốc diệt trừ các loại côn trùng, bọ chét, sâu gây hại cho cây vào mùa xuân và diệt nấm vào mùa hè.
Ngoài bị sâu hại, cây phong lá đỏ còn có một số bệnh thường gặp như là bạc lá, thán thư, nấm bệnh,… Bệnh thán thư gây nên những đốm nhỏ màu đỏ và tím trên lá. Bệnh bạc lá ở cây phong có biểu hiện rõ những đốm nhỏ trên lá rồi lan rộng khắp bề mặt lá. Cần phải chú ý độ ẩm, ánh sáng và chế độ nước tưới cho cây.
Ngoài ra, cây phong lá đỏ còn dễ bị các loại nấm bệnh gây hại như nấm Verticillium, nấm Fusarium, Nấm Botrytis,… Các loại nấm bệnh này gây ra hiện tượng thân và lá xuất hiện các vệt màu nâu hoặc đen. Cần phải vệ sinh sẽ dụng cụ chăm sóc cắt tỉa để nếu có bệnh thì sẽ không bị lây lan.
Phong Lá Đỏ cũng dễ dàng bị các loại nấm ký sinh và gây hại như: Nấm Botrytis, nấm Verticillium, nấm Fusarium,… Biểu hiện của bệnh nấm lá trên cành và thân cây xuất hiện những vệt màu nâu hay đen. Chính bởi vậy mà bạn cần phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để phòng tránh và kịp thời chữa bệnh cho cây.