Có rất nhiều biện pháp chống nóng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hiện nay, trong đó có giải pháp trồng cây leo tường chống nóng. Cây thằn lằn hay cây vảy ốc là một loại cây dây leo có thể bám rất chắc trên bề mặt phẳng từ các vật liệu khác nhau như gỗ, đá, tường bê tông …thường được chọn làm cây chống nóng. Tuy nhiên, cây thằn lằn có làm hỏng tường không là câu hỏi thắc mắc của nhiều gia chủ yêu thiên nhiên đang có ý định phủ xanh những bức tường bằng cây dây leo. Để có cái nhìn chi tiết và tổng quan nhất giải đáp cho câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cây thằn lằn – cây vảy ốc là cây gì?

Cây thằn lằn: đặc điểm, tác dụng, cách trồng & chăm sóc

Cây thằn lằn hay còn gọi với tên khác là cây vảy ốc, có tên khoa học là Ficus pumila. Là loại cây dây leo, mọc bò, rễ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ 3 – 5cm, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp, lá cây khi mới mọc thường có màu đỏ tía và dần chuyển xanh đậm hơn khi về già, trên lá lộ rõ đường gân trắng.

Đây là một loại cây dây leo có thể bám rất chắc trên bề mặt phẳng từ các vật liệu khác nhau như gỗ, đá, tường bê tông … Chúng bò lan rất nhanh và phủ kín mảng tường tạo nên những bức tường xanh mát, làm dịu cái nóng oi bức của ngày hè. Bạn cũng có thể trồng chúng bám lên hàng rào hoặc cho chúng leo lên ban công. Chắc chắn chúng sẽ tạo nên những bức tường xanh sinh động và cuốn hút.

Những lợi ích khi trồng cây thằn lằn

Tác dụng trang trí, làm đẹp: Dây thằn lằn bò có khả năng bám và sinh trưởng tốt trên rất nhiều bề mặt khác nhau như sàn nhà, đá, gỗ, tường nhà… Nó tạo nên một thảm xanh vô cùng độc đáo như một khu vườn đứng, mang đến một không gian hoài niệm, cổ kính rất riêng.

Cây thằn lằn - Cây kỳ lạ loại cây mang tên động vật được trồng nhiều ở Việt  Nam

Tác dụng điều hòa khí hậu: Cây leo giàn này có tác dụng làm xanh mát không gian sống. Nhất là với những căn hộ hướng Tây, sự bao phủ của loại cây này sẽ làm lượng bức xạ nhiệt mặt trời chiếu thẳng vào tường nhà giảm, khiến không gian bên trong nhà đỡ oi bức hơn.

Tác dụng về mặt phong thủy: Cây thằn lằn (cây vẩy ốc) với phần rễ cọc phát triển, bám chắc và lan rộng giúp đem đến ý nghĩa về sức mạnh trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, còn là sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng.

Cây thằn lằn có làm hỏng tường gây hư hại không

Cây thằn lằn bám chắc trên bề mặt tường, do đó, không ít người băn khoăn liệu cây thằn lằn có làm hư hỏng tường hay không.

Thực tế cho thấy, rễ cây thằn lằn chỉ bám nông trên bề mặt tường do đó, nó không có khả năng phá vỡ kết cấu của tường. Trường hợp gây ảnh hưởng đến kết cấu tường như nứt tường sẽ không hề xảy ra nếu bạn trồng cây thằn lằn leo lên tường. Tuy nhiên, vì rễ bám trên bề mặt tường và lấy chất dinh dưỡng tài đây do đó, sáu một thời gian bề mặt tường sẽ bị xù xì, thô nhám. Nên cách tốt nhất nếu bạn muốn sửa lại tường là phải chà nhám, loại bỏ hết lớp bề mặt tường trước khi muốn sơn mới.

Nhưng cũng có trường hợp sau khi đã trồng cây thằn lằn leo tường, cho rằng, tường sau một thời gian sẽ bị xuống cấp, đặc biệt là thấm nước. Sở dĩ có điều này là do rễ cây thằn lằn bám lên tường đã làm mất đi lớp chống thấm trên bề mặt. Hơn nữa, nếu cây phát triển quá dày cũng sẽ tạo nên một độ ẩm nhất định, khiến cho bức tường không còn sự thông thoáng và nhanh bị ẩm mốc hơn.

Do đó, nếu bạn muốn tô điểm bức tường với loại cây này nên chú ý tránh cho cây phát triển quá rậm rạp bởi chúng sẽ tạo nên lớp thảm dày đặc trên bề mặt tường và đây cũng là điều kiện để một số loại sâu bọ, kiến gián phát triển.