Cây Môn Đốm với lá to và màu đẹp thường được dùng trồng viền, thành cây công trình, thảm cây tạo nên một màu sắc ấm áp cho khu vực xung quanh. Khi thăm quan sân vườn ở công viên hay ở điểm du lịch lớn bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh của cây Môn Đốm rất nhiều.
Lá cây có thể giữ được chừng vài ngày phục vụ cho cắm hoa.
Môn đốm còn được trồng trong chậu để làm cây nội thất trang trí bàn làm việc, hay phòng khách, hành lang, cửa sổ.
Ý nghĩa phong thủy
Cây mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Như một lời cầu nguyện ngọn lửa yêu thương luôn bập bùng cháy trong gia đình. Đồng thời, Môn Đốm cũng thu hút vượng khí đến với gia chủ và gia đình. Cũng như giúp họ đến con đường thành công nhanh hơn, nhiều điều may hơn; giúp gia chủ thêm sức mạnh; năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Theo chuyên gia về phong thủy thì môn đốm đại diện cho chiến binh kiên trì, dẻo dai trong cuộc sống. Cây sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức của cuộc sống để tồn tại.
CÂY MÔN ĐỐM HỢP MỆNH GÌ?
Theo phong thủy, cây rất tốt cho người mệnh Hỏa. Nếu trồng cây giúp cho chủ nhân mạnh mẽ, quyết đoán và thành công hơn.
Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng phù hợp trồng cây này, tài lộc và may mắn sẽ đến với họ.
CÂY MÔN ĐỐM HỢP TUỔI GÌ?
Cây sẽ hợp với tuổi tương ứng với mệnh Hỏa: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).
Tuổi thuộc mệnh Thổ: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007)
Cách trồng và chăm sóc Cây Môn Đốm
1. Đất trồng
Cây dễ thích nghi với mọi môi trường vậy nên không yêu cầu quá cao với điều kiện về đất. Chỉ cần đất tơi xốp, ẩm và độ pH hơi thấp (tính hơi axit); thêm vào đó là nhiều chất dinh dưỡng, không khô khan bạc màu.
2. Ánh sáng
Đây là loài cây chịu bóng, ưa ẩm, và không ưa tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trồng môn đốm trong nhà thì cây vẫn phát triển tốt.
3. Nước tưới
Cây ưa ẩm và thích nhiệt độ thấp, khá ưa bóng râm. Cung cấp đầy đủ nước cho cây và tránh để cây mất nước làm cây khô héo nhé. Cây chỉ chịu được nước, và ngập nước trong thời gian ngắn.
Tưới nước thường xuyên để cung cấp độ ẩm ổn định giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, chú ý không để cây ngập nước quá lâu vì có thể chết cây.
Riêng đối với cây thủy canh nên thay nước ít nhất 1 lần/tuần; bổ sung thêm dung dịch thủy canh giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Nước trong bình nếu không trong suốt, chuyển sang vàng, xuất hiện bọt trắng ở bề mặt thì ngay lập tức thay nước nhé
4. Phân bón
Bón nhiều phân đạm, và phân dưỡng lá; tăng cường phân hữu cơ. Nên bón phân định kỳ cho cây. Lưu ý là tùy theo nhu cầu cây cần, để tránh trường hợp cây sẽ mất cân bằng về dinh dưỡng, cây phát triển không cân đối.
5. Sâu bệnh
Cây dễ bị sâu bệnh tấn công; với bệnh thường gặp: nhện , rệp, đốm vòng trắng, thối cây,… Khi gặp những bệnh này, bạn nên phun thuốc phù hợp với cây và theo từng loại bệnh nhé.
6. Cắt tỉa
Cắt tỉa phần rễ già, chuyển màu nâu, hư, úng,… Nhẹ nhàng, cẩn thận tránh tổn thương rễ mới mọc. Đồng thời cắt bỏ lá già, vàng, cần cắt sát gốc không để lại phần cuống lá vì sau một thời gian sẽ úng, trở thành nơi vi sinh vật phát triển, ảnh hưởng không tốt đến cây.