Cây hoa lài tây là cây nhập khẩu thích ứng với khí hậu Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh, với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm, hoa có mùi thơm nhẹ… Vì vậy cây lài tây là lựa chọn hàng đầu trong các loại cây cảnh quan.
1 Đặc điểm cây lài tây
Tên khoa học: Tabernaemontana divaricata
Họ thực vật: Apocynaceae (họ trúc đào)
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này phân bố ở nhiều khu vực Đông Nam Á và các khu vực tại Châu Á, ở Việt Nam cây được trồng khắp nơi nước ta., sau này phân bố ở nhiều khu vực Đông Nam Á và các khu vực tại Châu Á, ở Việt Nam cây được trồng khắp nơi nước ta.
Cây lài tây là loài thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi thấp, cây trưởng thành cao đến 3 – 4m. Lá cây thuôn dài, nhọn hai đầu, màu xanh thẫm rất đẹp, sáng bóng, có mũ trắng.
Hoa của cây này rất đẹp, có màu trắng tinh khiết, thơm thoang thoảng, dạng chùy nhỏ. Hoa có hai dạng gồm hoa đơn và hoa kép, hoa đơn khi nở ra xếp thành chong chóng, còn hoa kép xếp thành nhiều lớp, quả cây của hình cầu và màu đen.
2 Tác dụng của cây lài tây
Tác dụng làm đẹp
Cây lài tây có nhiều tác dụng, loài cây này thông thường được dùng để làm cây cảnh, tạo bonsai, làm đẹp mỹ quan đô thị,..bởi cây có hoa nở đẹp, quanh năm, có màu trắng tinh kết hợp màu xanh tươi của lá tạo nên cảnh quan rất đẹp.
Đồng thời, cây lài tây còn là biểu tượng của tình yêu, vẻ đẹp duyên dáng tao nhã của người phụ nữ, hoặc tượng trưng của niềm hy vọng, thần học tại Tây Ban Nha. Cây còn sử dụng làm quà tặng thể hiện tình cảm thương quý của mình quanh ta.
Tác dụng đối với sức khoẻ
Ngoài làm đẹp phong cảnh, cây lài tây còn giúp thanh lọc không khí, bụi bẩn trong không khí, giúp không gian trong lành, hòa quyện với mùi hương nhẹ nhàng của hoa lài làm ai ngửi cảm thấy bình yên, thư giãn.
3 Cách trồng và chăm sóc cây
Cách nhân giống cây hoa lài
Bước 1: Chọn cành bánh tẻ, có 2 – 3 chồi non, không bị sâu bệnh hại, phải dài 15 – 20 cm. Cẩn thận cắt cành rồi để trong mát từ 3 – 4 giờ .
Bước 2: Chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Sau đó, nhúng cành giâm dung dịch kích thích ra rễ rồi mới cắm xiên 60 độ vị trí giâm đã chuẩn bị sẵn.
Bước 3: Sau khi giâm xong, bạn tưới nước pha dung dịch kích thích ra rễ để giữ ẩm cho đất, phủ 1 lớp rơm rạ để duy trì độ ẩm cho đất. Khoảng 20 – 30 ngày, cây cành giâm bật chồi phát triển thành cây con, 2 – 3 tháng có thể đem trồng.
Cách trồng hoa lài tây
Bước 1 Bạn đào hố 1 tháng trước khi trồng, kích thước hố phải lớn hơn kích thước bầu cây giống chừng 10 – 15 cm, chiều sâu ít nhất 25 cm.
Bước 2 Lót thêm phân lót bằng phân hữu cơ, vôi bột đã khử khuẩn. Nếu trồng trong chậu thi chọn kích thước chậu phù hợp với kích cỡ bầu cây.
Bước 3 Sau đó, bạn cho cây giống vào hố, lấp đất lại, nén đất, tưới nước cho cây để giữ ẩm.
Cách chăm sóc cây
- Tưới nước: Cây có nhu cầu nước nhiều, do đó cần đảm bảo độ ẩm đất từ 65 – 70%, vì thế nên tưới 1 – 2 lần.
- Bón phân: Bạn nên bón phân hữu cơ định kỳ và thường xuyên cho cây. Khoảng 4 – 5 tháng/ 1 lần, sau đó bón phân vô cơ sau mỗi lần cắt tỉa và bón định kỳ 15 ngày/lần. Khi bón nên cách gốc cây từ 10 – 15 cm, sau bón phân nên tưới nước cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.
- Cắt tỉa: Cây cần tiến hành cắt tỉa cành già, cành khô, cành bệnh sau mỗi đợt kết hoa để cây thông thoáng để phát triển, mỗi lần cắt tỉa 3 – 4 tháng cắt tỉa 1 lần.
- Sâu bệnh: Cây lài tây rất ít nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên cũng có các bệnh bị nấm bệnh hoặc rệp hại, nếu trồng có xuất hiện bệnh để kiểm tra để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Thông tin liên hệ: