Để có một môi trường xanh, nhiệt độ mát mẻ thì cây xanh là yếu tố không thể thiếu. Trong đó cây xanh công trình trồng dự án cho các khu đô thị, chung cư, trường học, công viên…, đang là chủ đề dành được nhiều sự quan tâm.

Hiện đại hóa, công nghiệp hóa đang dần biến thế giới này thành những khối bê tông cao sừng sững khiến môi trường sống của các loài thực, động vật thu hẹp trong đó phải kể đến cây xanh. Xu hướng sống xanh đang phát triển rất rộng lớn chính vì thế con người rất ưa chuộng cây xanh. Bên cạnh đó, một số dự án đang phát triển song song nhằm tạo ra môi trường hiện đại nhưng vẫn giữ được không gian sống xanh bằng cách trồng nhiều cây công trình to lớn tại các khu dân cư, trường học, bệnh viện, công viên, đường xá…

Trồng cây công trình được cho là việc làm cần thiết và quan trọng nhất hiện nay bởi chúng đem lại nhiều lợi ích cho con người chúng ta: tạo bóng mát ,tô điểm cảnh quan, mang lại không khí trong lành. Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có không khí trong lành. Vì vậy, việc trồng cây bóng mát là vấn đề được nhiều người quan tâm và chú trọng.

Điều này rất hữu ích cho con người, một trong số đó phải kể đến:

  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình

  • Bảo vệ các công trình khỏi các tác động

  • Cải thiện môi trường sống

1. Chà là

  • Tên khoa học: Phoenix loureiri.

  • Nguồn gốc: Châu Phi.

Chà là một loại cây thuộc họ nhà Cau. Ngày nay,  loại cây này đã được trồng rộng rãi khắp trên thế giới trong đó có VIệt Nam. Chiều cao của loại cây này thường từ vài mét cho lên tới 20-30m, tùy thuộc vào mục đích sử dụng là trồng làm cây cảnh hay lấy quả. Bề ngoài, cây chà là rất giống với cây cọ hoặc cây dừa.

  • Lợi ích: Trồng làm cây công trình hoặc cây ăn quả.

  • Đối tượng phù hợp: các chủ hộ trồng cây lấy quả hoặc các công trình như kdc, bệnh viện, quán cà phê…

2. Giáng hương

Cây giáng hương: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

  • Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus.

  • Cây giáng hương có nguồn gốc tại Đông Nam Á, bao gồm các nước: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Cây giáng hương là giống cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 30m. Vỏ cây có màu xám trắng và thân cây có mủ nhựa màu đỏ. Cành cây giáng hương tương đối mềm mại với những chiếc lá hình lông chim dài khoảng 15 – 30cm. Hoa giáng hương có màu vàng tươi tắn và hương thơm rất dễ chịu. Trong những năm gần đây, loài cây này rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong sân vườn.

  • Lợi ích: Trồng làm cây công trình hoặc trồng lấy gỗ.

  • Đối tượng phù hợp: các công trình lớn, các gia đình trồng cây lấy gỗ

3. Lộc vừng

5+ Đặc Điểm Của Cây Lộc Vừng. Nên Mua Cây Lộc Vừng Ở Đâu?

  • Tên khoa học: Barringtonia Acutangula.

  •  Cây lộc vừng là loài cây có nguồn gốc ở các nước Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland.

Cây Lộc vừng hay còn gọi là cây lộc mưng, xuất hiện khá nhiều ở nước ta, cây có hai loại chính là Lộc vừng đỏ và Lộc vừng Trắng. Tại Việt nam, cây được trồng chủ yếu trồng tại các công trình, khuôn viên, các cung đường là chính và một số sử dụng loại cây này làm cây bon sai.

  • Lợi ích: Thanh lọc không khí, trồng cây bonsai đem lại giá trị cao, tạo thẩm mỹ cho các công trình

  • Đối tượng phù hợp: Các công trình hoặc các gia đình trồng cây bonsai.

4. Bàng Đài Loan

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bàng Đài Loan, Đ/C bán cây Uy Tín tại HN

  • Tên khoa học: Madagascar almond

  • Nguồn gốc :Bahamas

Bàng đài loan là loại cây mới du nhập vào nước ta khoảng 1 thập kỷ trở lại đây và trở nên phổ biến nhờ đặc tính cây là cây thân gỗ, các nhánh xếp lớp và chồng lên nhau và tạo bóng râm tốt.

  • Lợi ích: Tăng tính thấm mỹ cho cảnh quan đô thị, tạo bóng mát, điều hòa không khí.
  • Đối tượng phù hợp: các công trình, công viên, các khuôn viên bệnh viện, các cung đường…

5. Phượng Vĩ

Rất Hay: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vĩ

 

  • Tên khoa học: Delonix Regia

  • Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar

Phượng vĩ là cây thân gỗ và chịu hạn rất tốt, đặc biệt loài cây này thường nở hoa vào mùa hạ khiến một khoảng trời rực đỏ, cây cao khoảng 5-20m đó là lý do các công trình như trường học, bệnh viện rất ưa chuộng loại cây này.

  • Lợi ích: Trồng làm cây bóng mát, tăng tính thẩm mỹ cho khu dân cư, đô thị, công viên, điều hòa không khí.

  • Đối tượng phù hợp: Các công trình như công viên, khu dân cư…

6. Kèn hồng

Con đường hoa kèn hồng bung nở rực rỡ tại Sóc Trăng

  • Tên khoa học: Tabebuia rosea.

  • Nguồn gốc:  Nam Mexico tới Venezuela và Ecuador.

Cây kèn hồng là cây thân gỗ, đường kính thân trung bình khoảng 60cm và có thể lớn hơn; tán cây hình dù. Lá kèn hồng dạng lá kép chân vịt với 3 đến 5 lá chép, mặt trên nhẵn, mép nguyên, cuốn lá dài từ 3 đến 12cm.Hoa mọc theo chùm, có màu hồng. Phù hợp trồng ở các khu công nghiệp, đường phố, các khuôn viên bệnh viện,

  • Lợi ích: Cây kèn hồng ngoài tác dụng trồng cây bóng mát, tăng tính thẩm mỹ cho các khu đô thị, công trình thì cây kèn hồng có thể thanh lọc không khí rất tốt.

  • Đối tượng phù hợp: Các công trình, các quán cà phê, trường học, bệnh viện, các cung đường…

7. Lim xẹt

Cây Lim Xẹt - Lim Sét Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Kỹ Thuật Chăm Sóc - Sendakimcuong

  • Tên khoa học: Peltophorum

  • Nguồn gốc: Châu Á

Lim xẹt là loại cây thân gỗ, có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau. Chiều cao trung bình từ 7-20m, lim xẹt được trồng chủ yếu để làm cây công trình, cây bóng mát là chính.

  • Lợi ích: Cây Lim xẹt dùng để làm cây bóng mát ở các công trình, khu công nghiệp, trường học, ngoài ra cây còn lọc không khí rất tốt. Một số gia đình trồng thành rừng để lấy gỗ vì gỗ của Lim xẹt có giá trị kinh tế cao.

  • Đối tượng phù hợp: Lim xẹt phù hợp chủ yếu ở các khu dân cư, các công trình, đô thị…

8. Móng bò

Cây móng bò: đặc điểm, tác dụng và cách chăm sóc

  • Tên khoa học: Bauhinia variegata

  • Nguồn gốc: Châu Á

Móng bò là loại cây thân gỗ, cây được trồng phổ biến ở các công viên và đường phố. Chiều cao của cây trung bình khoảng 5-15m. Tại Việt Nam, móng bò được trồng nhiều ở các tuyến đường là chính bởi cây có thể làm cây bóng mát rất tốt.

  • Lợi ích: Ngoài tác dụng làm đẹp cảnh quan, làm cây bóng mát thì cây móng bò lọc không khí cực tốt và một số nơi còn lấy gỗ của cây làm đồ thủ công mỹ nghệ.

  • Đối tượng phù hợp: Các công trình, các khuôn viên trường học…hoặc các gia đình trồng cây lấy gỗ.

10. Muồng hoàng yến

Muồng hoàng yến nhuộm vàng hồ Tây

  • Tên khoa học: Cassia fistula

  • Nguồn gốc: Xuất xứ từ Nam Á và các nước Đông Nam Á.

Muồng hoàng yến còn có tên khác là cây bò cạp vàng, là loại cây thân gỗ, hoa vàng mọc theo từng chùm rũ xuống. Người ta thường bắt gặp muồng hoàng yến ở các tuyến đường hoặc các công viên vì cây có tính thẩm mỹ cao.

  • Lợi ích: Trồng làm đẹp cảnh quan đô thị, lấy gỗ hoặc làm cây bóng mát.

  • Đối tượng phù hợp: Các công trình như công viên, đường phố, trường học.